Bối cảnh Trận_chiến_Đông_Solomon

Xem thêm: Trận Tenaru

Đầu tháng 8 năm 1942, lực lượng Đồng Minh (chủ yếu là Hoa Kỳ) đã đổ bộ lên Guadalcanal, Tulagiquần đảo Florida thuộc quần đảo Solomon. Cuộc đổ bộ này nhằm mục đích đập tan kế hoạch của người Nhật biến quần đảo này thành căn cứ đe dọa tuyến đường vận tải giữa Úc và Hoa Kỳ, đồng thời cũng chiếm luôn quần đảo để làm nơi xuất phát cho các chiến dịch cô lập căn cứ chính của hải quân Nhật là Rabaul và yểm trợ cho quân Đồng Minh trong chiến dịch New Guinea. Cuộc đổ bộ này đã chính thức mở đầu cho Chiến dịch Guadalcanal kéo dài 6 tháng sau đó.[5]

Hàng không mẫu hạm Wasp (cận cảnh), Saratoga, và Enterprise (phía sau) hoạt động tại Thái Bình Dương, nam Guadalcanal ngày 12 tháng 8, 1942

Cuộc đổ bộ của Đồng Minh được yểm trợ bởi ba hàng không mẫu hạm thuộc ba Lực lượng đặc nhiệm: Lực lượng đặc nhiệm 11 (USS Saratoga), Lực lượng đặc nhiệm 16 (USS Enterprise) và Lực lượng đặc nhiệm 18 (USS Wasp). Ngoài ra còn có 1 thiết giáp hạm, 5 tuần dương hạm và 16 khu trục hạm.[e][6][7] Chỉ huy của toàn bộ các lực lượng trên là Chuẩn đô đốc Frank Jack Fletcher với kì hạm là chiếc Saratoga.[8] Máy bay trên các hàng không mẫu hạm này có nhiệm vụ che chở về mặt không lực cho cuộc đổ bộ và bảo vệ hạm đội trước các cuộc tấn công của máy bay Nhật từ Rabaul.[9] Sau khi cuộc đổ bộ thành công, lực lượng này vẫn tiếp tục ở lại làm nhiệm vụ bảo vệ tuyến giao thông từ căn cứ chính của Đồng Minh tại New CaledoniaEspiritu Santo, yểm trợ lực lượng trên bộ tại Guadalcanal và Tulagi chống lại các cuộc phản công của quân Nhật, che chở cho các tàu chở hàng tiếp liệu đến Guadalcanal và tấn công tiêu diệt các chiến hạm Nhật ở trong tầm hoạt động của mình.[10]

Từ ngày 15 tháng 8 đến ngày 20 tháng 8, các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ đã giúp đỡ đưa các máy bay tiêm kíchmáy bay ném bom đến sân bay mới Henderson tại Guadalcanal.[11] Sân bay mới này với các máy bay của nó nhanh chóng có ảnh hưởng đến hoạt động của quân Nhật tại quần đảo Solomon và làm phân tán lực lượng không quân Nhật tại khu vực Nam Thái Bình Dương. Trên thực tế, việc Đồng Minh kiểm soát sân bay Henderson đã trở thành yếu tố quyết định cho toàn bộ trận đánh tại Guadalcanal.[11]

Ngạc nhiên trước cuộc tấn công của Đồng Minh, hải quân (do đô đốc Yamamoto Isoroku chỉ huy) và lục quân Nhật chuẩn bị cho cuộc phản công với ý định đẩy quân Đồng Minh ra khỏi Guadalcanal và Tulagi. Cuộc phản công này mang tên Chiến dịch Ka (Ka là âm tiết đầu tiên của Guadalcanal phát âm trong tiếng Nhật). Đô đốc Yamamoto nhận thấy rằng quân Mỹ sẽ quyết tâm ở lại đảo bằng mọi giá nên sẽ không ngần ngại gửi thêm hạm đội chở quân, do đó ông đã quyết định gửi đến quần đảo này lực lượng lớn thuộc Hạm đội Liên hợp của mình nhằm tiêu diệt Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ tại Nam Thái Bình Dương, đặc biệt là các hàng không mẫu hạm.[12][13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_chiến_Đông_Solomon http://www.combinedfleet.com/chitosesp_t.htm http://www.combinedfleet.com/jintsu_t.htm http://books.google.com/books?id=xtaTS-POl-UC&prin... http://www.historyanimated.com/EasternSolomons.htm... http://www.navweaps.com/index_oob/OOB_WWII_Pacific... http://www.ww2db.com/battle_spec.php?battle_id=8 http://www.youtube.com/watch?v=kFXcnUtMT4A http://www-inst.eecs.berkeley.edu/~jgf/carrier/cv1... http://www.microworks.net/PACIFIC/battles/eastern_... http://www.cv6.org/1942/solomons/solomons.htm